Death Note và Bakuman là hai bộ truyện tranh đã đưa tên tuổi của cặp song trùng Ohba Tsugumi và Obata Takeshi lên đỉnh cao của sự nghiệp.
Bakuman ra mắt trên tuần san Shonen Jump từ năm 2008 đến năm 2012. Năm 2014, tổng lượng bản in bán ra của Bakuman vươn lên đến con số 15 triệu bản, thu hút được rất nhiều sự yêu thích từ phía người hâm mộ. Bên cạnh đó, live-action Bakuman cũng đã và đang công phá các rạp sau khi được công chiếu rộng rãi tại Nhật Bản vào ngày 3 tháng 10 vừa qua.
Đi cùng với Bakuman, không thể không kể đến tác phẩm ăn khách Death Note, một trong những manga shounen kinh điển nhất của tuần san Shounen Jump. Death Note ra mắt từ năm 2003 đến năm 2006, tổng lượng bản in bán ra vượt hơn 30 triệu bản trên toàn thế giới. Không dừng lại tại đó, tác phẩm còn được chuyển thể thành ba bộ live-action, anime truyền hình và live-action phiên bản 2015. Ngoài ra thì thông tin về bộ live-action được ra mắt vào năm sau cũng đã chính thức được hé lộ.
Hi vọng tác phẩm mới này sẽ đạt được những thành công như hai tác phẩm trước. Chúng ta cùng đón đọc bộ truyện mới này nhé.
Kun
" alt=""/>Platinum EndNhiều hành khách có thể cảm thấy không cần thiết phải bật chế độ máy bay cho điện thoại di động của họ trong chuyến bay. Một số người thậm chí còn coi việc đó là lãng phí thời gian, do nó dường như không cản trở các hệ thống điện tử và thông tin liên lạc của máy bay cũng như chẳng phải là vấn đề liên quan đến sống - chết.
Thực tế là, hiện người ta vẫn chưa thu được bằng chứng nào cho thấy, các tín hiệu phát ra từ thiết bị điện tử di động của hành khách từng khiến một máy bay gặp trục trặc hay bị rơi. Song, các hãng hàng không vẫn giữ cảnh báo an toàn nói trên vì một thực tế rằng, khi bạn ở độ cao hơn 3.048 mét trên không trung, tín hiệu điện thoại di động của bạn sẽ phản xạ vào nhiều tòa tháp và tạo ra tín hiệu phát đi mạnh hơn. Việc này có thể làm tắc nghẽn các hệ thống trên mặt đất.
Ngoài ra, khi bạn không chuyển smartphone sang chế độ máy bay, tín hiệu di động có thể quấy rầy các phi công và gây ra âm thanh khó chịu đối với các kiểm soát viên không lưu. Theo các chuyên gia, tín hiệu vô tuyến của một smartphone có thể rất mạnh, lên tới 8W, gây tiếng ồn vì sự nhiễu sóng vô tuyến. Trong trường hợp tồi tệ nhất, việc gây nhiễu lặp đi lặp lại từ điện thoại di động có thể kiến phi hành đoàn bỏ lỡ một cuộc gọi radio quan trọng từ cơ quan kiểm soát không lưu.
Trong một bài viết đăng tải trên blog Airline Updates, một phi công từng cho hay, các điện thoại di động ở chế độ liên lạc bình thường có thể gây tình trạng nhiễu loạn rõ thấy trong máy thu vô tuyến của máy bay, dù điều này hiếm khi xảy ra. Thêm vào đó, khi điện thoại đổ chuông ở gần khu vực buồng lái, tiếng động có thể lọt vào bộ ống nghe điện đàm của các phi công.
Viên phi công nhấn mạnh thêm rằng, nếu 50 hành khách đang bay cùng từ chối chuyển smartphone của họ sang chế độ máy bay, điều đó có thể gây ra tình trạng "ô nhiễm vô tuyến" nghiêm trọng.
Trang Quora dẫn lời một kỹ sư tự nhận là Coenraad Loubser giải thích: "Vấn đề sẽ trở nên phức tạp do trên máy bay, khi tín hiệu điện thoại di động của bạn nhận được từ tháp liên lạc càng yếu, điện thoại càng khuếch đại tín hiệu nhằm nhận được phản hồi, dẫn tới việc hao tổn pin càng nhanh hơn. Trong khi đó, khi bạn chuyển sang chế độ máy bay, sóng GSM/3G bên trong điện thoại của bạn hoàn toàn bị vô hiệu hóa và bạn vẫn có thể sử dụng các chức năng khác của máy".
Do đó, nếu bay vào lần tới, tốt nhất bạn nên tuân thủ yêu cầu của phi hành đoàn về việc chuyển chế độ cho smartphone.
Tuấn Anh(theo Techworm)
" alt=""/>Điều gì xảy ra nếu không bật chế độ máy bay cho smartphone khi bay?